thang may tai hang - Dịch vụ seo - Bảng giá seo website, ,Đào tạo seo.. giá seo website tốt nhất HCM. quảng cáo Google Adwords cực ổn định, công ty seo uy tín

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Bạn được gì khi đi du học Nhật Bản

Du học là 1 trong những giải pháp tốt cho bất cứ ai muốn phát triển bản thân. Khi đi du học bạn đã chấp nhận thay đổi lối sống và môi trường sống của bản thân. Bạn phải tập nói 1 ngôn ngữ khác, giao tiếp trong nền văn hóa khác và sống xa gia đình.

Du học là 1 trong những giải pháp tốt cho bất cứ ai muốn phát triển bản thân. Khi đi du học bạn đã chấp nhận thay đổi lối sống và môi trường sống của bản thân. Bạn phải tập nói 1 ngôn ngữ khác, giao tiếp trong nền văn hóa khác và sống xa gia đình. Du hoc Nhat Ban thậm chí sẽ còn tác động mạnh mẽ hơn nữa đến cuộc sống con người và tương lai của bạn. Hãy cùng chúng tôi điểm thử một số lợi ích chính khi bạn đi du học Nhật Bản.
Thái độ nghiêm túc
Rất nhiều trong số du học sinh của chúng tôi trước khi sang Nhật là những học sinh mà trong học bạ của các bạn trang nào cũng có dòng “Chưa nghiêm túc, mất trật tự trong giờ!” Nhưng khi sang Nhật du học 1 thời gian, các bạn đã trở thành những con người chín chắn, giao tiếp rất lịch sự, có chừng mực, được mọi người xung quanh yêu quý.
 Làm việc có trách nhiệm
Ngoài thời gian học, các bạn phần lớn đều đi làm thêm để có thể trang trải học phí và sinh hoạt phí. Người Nhật rất coi trọng chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Làm việc trong 1 công ty Nhật bạn học được rất nhiều đức tính tốt như làm việc có trách nhiệm, cẩn thận và chi tiết.
Kỷ luật tốt
Ở Nhật ko có khái niệm “Muộn 1 phút” hay “Muộn 5 phút”. Muộn là muộn ko phân biệt muộn bao lâu. Bạn sẽ thấy điều đó ngay từ tuần đầu hay tháng đầu học tập ở Nhật. Người Nhật cực kỳ dị ứng với việc muộn giờ hay thất hứa. Chính vì vậy bạn nên để ý điều này khi sống và học tập ở Nhật. Kỷ luật tốt chính là 1 trong những sức mạnh tạo nên nước Nhật kiên cường như hiện nay.
Tiền bạc
Điều này thì khỏi phải bàn cãi. Kiếm tiền ở Nhật thực sự rất dễ, nếu bạn muốn làm thêm để ngoài việc trang trải việc học và sống ở Nhật còn có thêm “chút ít” gửi về giúp đỡ gia đình thì Nhật bản chính là nơi lý tưởng để bạn thực hiện mong muốn đó. Bạn có thể dễ dàng tìm được việc làm thêm với thu nhập cao ở Nhật. Công việc lại đã được công nghệ hóa nên rất đơn giản. Trung bình 1 du học sinh ngoài mục đích học tập ra còn thêm mục đích kiếm tiền thì có thể để dành rakhoảng 350 man (~1 tỉ VND) sau 2 năm học. 
Tuy nhiên chúng tôi khuyên các bạn ko nên làm việc quá sức, hãy dành sức để học hành và giải trí nữa. Có rất nhiều thứ ở Nhật mà bạn nên trải nghiệm ngoài Arubaito ;)
Sự tự tin
Trong lớp học của bạn, ngoài Việt Nam ra còn có nhiều du học sinh đến từ các nước khác trên thế giới, việc giao lưu với những du học sinh này khiến cho sự tự tin của bạn được nâng cao. Bạn sẽ không còn cảm thấy bối rối khi đứng trước đông người hay nói chuyện với người nước ngoài nữa. Bạn sẽ dần trở thành 1 công dân toàn cầu.
Ngôn ngữ
Với khoảng từ 1 đến 2 năm học tiếng Nhật ngay tại nước sở tại, chắc chắn các kỹ năng tiếng của bạn sẽ hơn hẳn phần lớn những học sinh học 4 năm tại các trường ngoại ngữ ở Việt Nam. Việc này trước mắt sẽ giúp bạn dễ dàng sống và làm việc tiếp tại Nhật, sau là khi trở về nước mặt bằng lương cho những người sử dụng tiếng Nhật thành thạo như bạn sẽ cao hơn hẳn so với những người cùng trình độ nhưng ko có tiếng Nhật.
Kiến thức
Nhật bản là đất nước có khoa học kỹ thuật phát triển ở mức hàng đầu thế giới. Ngay cả việc sử dụng thành thạo tất cả những công cụ hay những máy móc trợ giúp hàng ngày cũng đã khiến bạn trở thành con người rành về công nghệ rồi. Nếu như bạn còn là du học sinh học về kỹ thuật và công nghệ ở đây nữa thì đúng là tuyệt vời. Có 1 lượng kiến thức rất lớn ở đây cần bạn tiếp thu. Bạn cố lên nhé!
Được tôn trọng
Đây là điều quan trọng nhất mà chúng tôi muốn các bạn đã đang và sẽ đi du học Nhật Bản cần để tâm. Trong 100 bạn du học Nhật Bản về nước thì có đến 90 bạn được nhận làm bởi những công ty lớn. Bằng cấp của bạn ở Nhật được đánh giá rất cao. Hơn nữa theo như lời của những du học sinh của chúng tôi, họ được hàng xóm láng giềng xung quanh rất ngưỡng mộ và tôn trọng. Nhà của những du học sinh Nhật bản luôn tràn ngập khách khứa đến hỏi han và xin kinh nghiệm đi du học.
 Trên đây là một số lợi ích của việc đi du học Nhật Bản mà chúng tôi muốn đề cập trước nhất. Ngoài ra với từng người, từng hoàn cảnh họ còn thu được rất nhiều lợi ích khác từ việc đi du học Nhật Bản.

Bùng nổ du học Nhật Bản –Những người tiên phong

Hy vọng qua loạt bài viết nhiều kỳ này, những ai chuẩn bị du học Nhật Bản có cái nhìn khái quát và chân thực hơn về Nhật Bản cũng như cuộc sống của du học sinh nơi đây.

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 
Vào đầu thế kỷ XX, trên khắp đất nước Việt Nam đã dậy lên làn sóng Duy Tân, hiện đại hóa, biểu hiện cho làn sóng này là phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu khởi xướng, đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập. Mở đầu của chuyến đi (tháng 10 năm 1905) của cụ Phan Bội Châu là đưa 3 thanh niên là Nguyễn Thức Canh, Nguyễn Điển, Lê Khiết bí mật vượt qua vòng lưới mật thám Pháp. Tiếp theo sau đó là đoàn thứ hai gồm 5 người, trong số đó có hai anh em Lương Ngọc Quyến và Lương Nghị Khanh là con cụ Lương Văn Can - Hiệu trưởng trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội. Chỉ một năm sau đó, năm 1906, Cường Để - Hội chủ hội Duy Tân cũng bí mật lên đường sang Nhật. Đến năm 1908, cụ Phan Bội Châu đã đưa khoảng 200 lưu học sinh của Việt Nam sang Nhật Bản học tập (tại trường Chấn Võ và Đồng Văn thư viện), trong đó có khoảng 100 người quê ở miền Nam. 

Tuy phong trào Đông Du chỉ tồn tại được chưa đầy 4 năm (1905 – 1908) nhưng đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong lịch sử Việt Nam thời hiện đại. Khi đất nước còn chìm trong đô hộ của thực dân Pháp, những thanh niên trí thức yêu nước đã biết tìm đường du học để mong kiến thức mình học được phục vụ công cuộc giải phóng đất nước. 

Ngày nay thì việc tiếp thu tri thức mới có rất nhiều phương cách: Đông Du, Tây Du, Bắc Du, Nam Du hay du (học) tại chỗ,…bằng cách Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, gia đình bỏ tiền cho con đi du học, bản thân du học sinh truy lùng học bổng… Vấn đề có chăng là ở chỗ, sau khi hoàn thành khóa học các du học sinh có quay về quê hương đất nước để phục vụ, nhằm đưa mảnh đất nghèo khó của chúng ta sánh vai cùng với các cường quốc trên khắp các châu hay không – đó còn là một dấu chấm hỏi khó tìm ra lời giải. 

NHỮNG NGƯỜI TIÊN PHONG 


Có thể nói người tiên phong trong việc đưa học sinh Việt Nam ở thời kỳ đổi mới sang Nhật Bản học tập đó chính là thầy Nguyễn Đức Hòe, hiệu trưởng trường Nhật Ngữ Đông Du. Sự ra đời của trường Nhật Ngữ Đông Du tháng 04/1991 và chương trình du học Nhật Bản tháng 04/1992 đã chính thức mở ra một thị trường du học đầy tiềm năng. Chương trình du học Nhật Bản của Đông Du tập trung chủ yếu vào các chương trình học bổng và chương trình tài trợ của báo Asahi. Hiện nay thì Đông Du cũng đã triển khai thêm một số dịch vụ du học nhật bản khác nữa nhưng chúng tôi không tiện phân tích....
........VÀ BÙNG NỔ 

Mặc dù Đông Du là đơn vị tiên phong trong việc giới thiệu học sinh Việt Nam đi du học Nhật Bản, nhưng chương trình du học này chỉ thực sự bùng nổ vào những năm gần đây bởi các ”tác nhân chính” sau đây:

    Tháng 04/2000. Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” (gọi tắt là Đề án 322) và cấp học bổng du học cho các nhóm đối tượng hưởng lương từ ngân sách và doanh nghiệp nhà nước, cũng góp phần khiến cho bức tranh du học Nhật Bản thêm phong phú.

    Các chương trình hỗ trợ học bổng của chính phủ Nhật Bản dành cho sinh viên Việt Nam nhiều hơn do tự tăng cường giao lưu văn hóa, kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản.

    Tổ chức hỗ trợ sinh viên quốc tế du học Nhật Bản (Jasso) ít nhất 2 lần/1 năm tổ chức những triển lãm lớn thu hút hàng ngàn người tham dự để giới thiệu chương trình du học Nhật Bản đến sinh viên Việt Nam.

    Các trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản và trung tâm giao lưu văn hóa Việt - Nhật mở ra cũng góp phần không nhỏ quảng bá chương trình du học Nhật Bản đến du học sinh Việt Nam.

    Các nước có truyền thống nhận du học sinh Việt Nam như: Anh, Úc, Mỹ....v.v.. thiết chặt quy định cấp Visa du học. Do đó, một bộ phận không nhỏ du học sinh đã chuyển hướng sang du học Nhật Bản vì các quy định cấp Visa du học Nhật Bản đơn giản hơn.

    Số lượng Tu Nghiệp Sinh (những người làm việc tại Nhật Bản 3 năm) trở về nước cũng góp phần tuyên truyền về cuộc sống và văn hóa Nhật Bản.

    Một số thị trường xuất khẩu lao động truyền thống như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản...v.v... đã thiết chặt hơn về quy định cấp Visa cho người lao động. Đó cũng là lý do khiến người lao động chuyển hướng sang du học Nhật Bản vì các quy định về việc làm thêm nơi đây lương còn cao hơn rất nhiều so với lao động xuất khẩu tại các nước khác.

    Một số công ty tư vấn chuyên về du học Nhật Bản do các nhóm du học sinh đã từng học tập và làm việc tại Nhật Bản mở ra thời gian gần đây tại Việt Nam, cũng góp phần tạo cầu nối thông tin giữa du học sinh Việt Nam và các cơ sở giáo dục uy tín của Nhật Bản.

Du học Nhật Bản đã bùng nổ rồi, vậy du học các nước khác thì sao?...Câu trả lời sẽ có ở phần 2 của loạt bài viết này.

Thông tin cơ bản về du học Nhật Bản

Du hoc Nhat Ban - Được biết đến là trung tâm kinh tế và giáo dục của châu Á, từ lâu Nhật Bản đã trở thành chọn lựa hàng đầu của du học sinh đến từ nhiều quốc gia.
 Được biết đến là trung tâm kinh tế và giáo dục của châu Á, từ lâu Nhật Bản đã trở thành chọn lựa hàng đầu của du học sinh đến từ nhiều quốc gia.
Nhật Bản có tổng diện tích đất đai vào khoảng 372.000 km2 và trải dài 2.500km từ bắc tới nam.
Đất nước Nhật Bản bao gồm 4 hòn đảo chính: Hokkaido, Honshu, Shikoku va Kyushu, cùng với nhóm đảo Ryukyu (Okinawa) và nhiều hòn đảo nhỏ khác. Gần 130 triệu dân Nhật Bản sống trên phần diện tích hạn hẹp của các đảo này.

Vì hầu hết diện tích nằm trong vùng khí hậu ôn đới nên khí hậu Nhật Bản là ôn hòa và các mùa khác nhau rất rõ rệt. Mùa xuân và mùa thu thường mát mẻ, dễ chịu. Mùa hè nóng ẩm (tháng 7 - 8). Mùa đông khá lạnh (từ tháng 12 đến tháng 2).
Văn hóa Nhật Bản ngày nay hết sức đa dạng. Đó là sự hòa quyện đặc sắc giữa cổ xưa với hiện đại, giữa Đông với Tây.
Tính đa dạng còn thể hiện trong các trường đại học nơi sinh viên có thể theo học nhiều ngành khác nhau.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản
Hệ thống giáo dục Nhật Bản gồm 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở và 3 năm trung học phổ thông.
Sau tốt nghiệp THPT, học sinh có thể lựa chọn vào học cao đẳng, đai học.
Có 5 loại trường đào tạo hệ cao đẳng, đại học mà học sinh có thể theo học là: các trường trung học dạy nghề, trường chuyên nghiệp, đại học ngắn hạn, đại học, viện đại học.
Năm học của hệ đào tạo cao đẳng, đại học ở Nhật Bản bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 3 năm tiếp theo và thường chia làm 2 học kỳ: học kỳ 1 (từ tháng 4 - 9), học kỳ 2 (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau).
Thông thường có 3 kỳ nghỉ trong 1 năm học: kỳ nghỉ hè (tháng 7 - 9), kỳ nghỉ đông (tháng 12 đến tháng 1 năm sau) và kỳ nghỉ xuân (tháng 2 - 3).
Các loại hình du học Nhật Bản
Tùy theo mục đích và thời gian học, có 3 loại hình như sau:
Dạng du học
Mục đích
Nơi đào tạo
Thời gian
Học tiếng Nhật
Học tiếng Nhật
Trường dạy tiếng Nhật hay khoa tiếng Nhật của một trường đại học dân lập.
Từ 6 tháng đến 2 năm
Du học dài hạn
Học để lấy bằng cấp, hoặc nghiên cứu dài hạn.
Khoa trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học
Dài hơn 1 năm
Du học ngắn hạn
Trao đổi du học sinh, học và làm nghiên cứu trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu về Nhật Bản…
Khoa sau đại học, trường đại học, cao đẳng (tức trường nhận sinh viên trong trường hợp trao đổi du học sinh), khóa học mùa hè hoặc chương trình nghiên cứu về Nhật Bản ở một trường đại học.
Không quá 1 năm
Thông tin học bổng, học phí và các thông tin liên quan đến du học Nhật Bản
+ Học bổng
Hầu hết học bổng là thuộc loại bán phần, chỉ trang trải một phần chi phí học tập và sinh hoạt.
Loại học bổng toàn phần, trang trải hết mọi chi phí, có rất ít. Vì vậy, du học sinh nên kiểm tra chi phí học tập ở Nhật thật kỹ lưỡng để lên kế hoạch tài chính, đừng nên hoàn toàn dựa vào học bổng.
Một số học bổng du học có thể xin trước khi sinh viên sang Nhật Bản, còn hầu hết các học bổng khác chỉ có thể xin sau khi sinh viên đã sang Nhật Bản.
Học bổng thường dành cho du học sinh theo học đại học hoặc nghiên cứu sinh.
Du học sinh muốn xin học bổng thường phải vượt qua kỳ xét hồ sơ, thi viết kiểm tra kiến thức tổng quát, kiến thức về ngành mà sinh viên sẽ học, khả năng tiếng Nhật và một cuộc phỏng vấn.
+ Sinh hoạt phí và học phí
- Học phí:  dao động từ 600,000 JPY đến  1.072.000 JPY/năm  tương đương 150 triệu đến 260 triệu VNĐ
  tùy vào ngành học và trường học.
 - Phí đăng ký nhà ở: 20.000 JPY tương đương 5.400.000 VNĐ
- Phí nhà ở: 30.000 JPY tương đương 8 triệu VNĐ (không bao gồm tiền điện, nước, ga).
- Tiền ăn khoảng 15.000 JPY tương đương 4 triệu VNĐ (tự nấu ăn)
- Tiền tiêu vặt, đi lại, điện thoại khoảng 15.000 JPY tương đương 4 triệu VNĐ
+ Việc làm thêm
Sau khi được trường cũng như phòng xuất nhập cảnh địa phương gần nhất cho phép, du học sinh mới được phép đi làm thêm.
Công việc làm thêm phổ biến: làm phụ việc trong nhà hàng, dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, bán hàng,…
Số giờ làm thêm tuân thủ theo như bảng sau:
Sinh viên
Thời gian làm việc tối đa
Tình trạng cư trú
Du học sinh học đại học hoặc trường tương đương
Du học sinh học trung học chuyên nghiệp hoặc khóa sau phổ thông của trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ
Mỗi tuần 28 giờ (không quá 8 giờ/ngày trong kỳ nghỉ dài)
Du học
Nghiên cứu sinh chủ yếu là học dự thính hay sinh viên dự thính
Sinh viên học tiếng Nhật
+ Bảo hiểm y tế
Du học sinh lưu trú tại Nhật Bản từ 1 năm trở lên đều phải tham gia Bảo hiểm y tế quốc gia. Người tham gia chỉ phải trả 30% phí y tế cho bất cứ loại điều trị nào đã được bảo hiểm. Tiền đóng bảo hiểm được thanh toán từng tháng. 
Bệnh được bảo hiểm
Chữa trị ngoài phạm vi bảo hiểm
Sinh viên tự trả
Bảo hiểm y tế trả (70%)
Sinh viên tự trả (30%)
  

Bùng nổ du học Nhật Bản – Điểm đến lý tưởng cho con nhà nghèo

Khi nào thì hạt giống nhỏ niềm đam mê khám phá về Nhật Bản được gieo trong lòng bạn? Bạn biết gì về du hoc Nhat Ban? Nếu bạn biết nhưng chưa rõ, hãy để tôi kể cho bạn nghe....

NHẬT BẢN - ƯỚC MƠ CỦA TÔI. 


Bạn biết đến Nhật Bản khi nào? Từ những cuốn truyện tranh hay những bộ phim hoạt hình Nhật Bản xuất hiện đầu thập niên 90? Những chiếc ôtô chạy trên đường phố? Hay những món ăn Nhật Bản được ưa thích gần đây?...Trong khi bạn chưa trả lời được những câu hỏi đó thì khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Hãy thử nghĩ xem, trong nhà bạn có ít nhất một món đồ từ Nhật Bản – Đó là chiếc tivi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ,...v.v. Hay đơn giản hơn chỉ là chiếc “nồi cơm điện”. 

Khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã len lỏi vào tận ngõ ngách của thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vậy tại sao Nhật Bản lại có thể phát minh ra những thứ đó và xuất khẩu đi khắp thế giới? Câu trả lời rất đơn giản – Đó chính là hệ thống giáo dục tuyệt vời của Nhật Bản. Chính hệ thống giáo dục đó đã sản sinh ra những thế hệ con người tài năng, mỗi ngày lại có những phát minh đột phá nhằm tạo ra những sản phẩm hữu ích phục vụ con người. 

Ngoài Khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã làm nên kỳ tích thì Văn hóa, Xã hội Nhật Bản cũng đóng góp 1 phần không nhỏ khiến thế giới phải thán phục. Nếu không xảy ra trận động đất kèm sóng thần kinh hoàng hôm 11/03/2011 thì có lẽ trong mỗi chúng ta vẫn còn mơ hồ về cái gọi là “Văn hóa Nhật Bản”. Sẽ chẳng có nơi nào trên thế giới khi xảy ra thảm họa lại không có cảnh cướp bóc, hôi của..... Thay vào những cảnh tượng đó lại là một tinh thần đoàn kết của người Nhật trong hoạn nạn. Họ giúp đỡ nhau trong khó khăn và cùng nhau xây dựng lại nước Nhật trên đống hoàng tàn, như những gì họ đã làm được cách đây 67 năm. 

Bên cạnh đó, Văn hóa làm việc của người Nhật đã trở thành văn hóa doanh nghiệp mà cả thế giới phải ca ngợi. Nhắc đến con người Nhật Bản, là người ta nghĩ đến truyền thống Samurai anh dũng, đến những cô thiếu nữ e ấp trong trang phục truyền thống Kimono, những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa cho riêng miền đất này. Hiện đại và truyền thống cứ thế đan xen trong một xã hội văn minh, trong dòng chảy bất tận của thời gian và không gian. 

Sau thảm họa động đất kèm sóng thần kinh hoàng ngày 11/03/2011. Hoa anh đào vẫn đang ấp ủ chờ mùa khoe sắc. Ngọn núi Phú Sĩ vẫn hiên ngang trong gió lạnh mùa đông hệt như chàng dũng sĩ Samurai đứng oai hùng trơ gan cùng tuế nguyệt. Nhật Bản vẫn vậy, vẫn khiến thế giới phải thổn thức mỗi khi nghĩ đến mảnh đất linh thiêng này. 

NHẬT BẢN - ĐIỂM ĐẾN LÝ TƯỞNG 

Một đất nước hoàng kim bạn vẫn từng nghe nhắc đến là một nước thế nào? Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về đất nước Nhật Bản, mời bạn tham khảo thống kê của chúng tôi sau đây:

    Nhật Bản là nước có thu nhập bình quân đầu người (GDP) đứng thứ 2 thế giới và gấp 30 lần Việt Nam. Có nghĩa là tổng lương trung bình của 1 người Việt Nam nhận được trong 2,5 năm chỉ bằng thu nhập trung bình của người Nhật trong vòng....1 tháng.

    Nhật Bản là nước sản xuất xe hơi thứ 1 thế giới. Tổng số xe hơi sản xuất tại Nhật Bản trong vòng 1 năm nếu xếp liền kề sẽ gấp 2,5 lần diện tích thành phố Hồ Chí Minh.

    Tuổi thọ trung bình của người Nhật xếp thứ 1 thế giới. Điều này minh chứng cho chúng ta thấy môi trường sống của Nhật Bản tuyệt vời đến thế nào.

    Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là thứ 3 thế giới sau Mỹ và Anh. Trong Top 20 trường Đại học hàng đầu thế giới thì có đến 16 trường của Mỹ, 3 trường của Anh và đại diện cuối cùng chính là Đại học Tokyo của Nhật Bản.

Một xã hội văn minh và thịnh vượng như Nhật Bản sẽ là điểm đến lý tưởng cho bất cứ ai biết nắm bắt cơ hội và có mong muốn thay đổi cuộc đời mình. Tôi đã thay đổi cuộc đời mình kể từ khi đặt chân đến Nhật Bản học tập và làm việc. Vậy còn bạn thì sao..? 

DU HỌC NHẬT BẢN - CHO CON NHÀ NGHÈO 

Nếu gia đình bạn “nhiều tiền”, tôi khuyên bạn nên đến Anh, Úc, Mỹ.....để học tập. Vì chắc chắn rằng môi trường giáo dục tại những quốc gia này rất tốt. Và có một thực tế không thể phủ nhận là “độ oai” khi cầm những tấm bằng tốt nghiệp tại những quốc gia này sẽ lớn hơn khi bạn tốt nghiệp một trường đào tạo tại Nhật Bản. 

Còn nếu gia đình bạn “ít tiền”. Bạn có ước mơ? Bạn muốn thay đổi bản thân? Hãy nghĩ đến du học Nhật Bản! 

Có 1001 lý do và con đường để bạn đến Nhật Bản như: Tu nghiệp sinh, Xuất khẩu lao động, Du học,..v.v... Nhưng hay nghe lời khuyên của tôi. Cách tốt nhất để bạn thành công tại Nhật Bản, đó là bạn học tập tại Nhật Bản. Nếu bạn hoạch định tương lai bản thân mình một cách rõ ràng khi bạn đến Nhật Bản học tập tôi tin chắc bạn sẽ thành công và trở thành người có ích cho xã hội. 

Nếu.....

Học để hiểu biết – Chắc chắn bạn sẽ thỏa mãn khi đến Nhật Bản học tập. Vì cả thế giới phải nghiêng mình thán phục những thành tựu của Nhật Bản đã đạt được, thì không có lý do gì để nghi ngờ về nền giáo dục nơi đây. 

Nếu.....

Học để mưu sinh – Bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Nhật Bản là quốc gia duy nhất cho phép bạn được đi làm thêm 28h/1 tuần (lương 10,5 USD/1h) trong thời gian bạn học tập và toàn thời gian 56h/1 tuần trong các kỳ nghỉ (2 tháng/ 1 năm). Nếu so với Mỹ ( làm thêm 20h/1 tuần – lương 8 USD/1h), Anh (làm thêm “10h – 20h/1 tuần” – lương 9 USD/1h), Úc (làm thêm 20h/1 tuần – lương 9 USD/1h), Canada (làm thêm 20h/1 tuần – lương 9 USD/1h) .........thì du học Nhât Bản là điểm đến lý tưởng cho con nhà nghèo. 

Nếu.....

Học để làm người – Hãy nhìn vào những gì người Nhật đã làm trong hoạn nạn, bạn sẽ học được giá trị làm người từ những bài học đó. 

Nếu.....

Học để xây dựng đất nước –  Hãy nhìn vào thành quả sau 26 năm đổi mới của đất nước. Bạn sẽ thấy tầng lớp tri thức đóng góp được rất nhiều để Việt Nam phát triển được như ngày nay.

Samurai: Những điều có thể bạn chưa biết

Samurai được nhiều người biết đến như những kiếm sĩ huyền thoại của Nhật Bản trong các bộ phim võ thuật. Samurai đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử Nhật Bản 1.500 năm qua. Nhiều người coi lịch sử của Nhật bản cũng chính là lịch sử của chiến binh samurai. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu giá trị tinh thần của các chiến binh samurai, vũ khí và trang bị cũng như lịch sử của họ như thế nào.

 
Vậy Samurai là gì?
 
Samurai đảm trách nhiều vai trò ở nhật bản. Tuy nhiên, họ được biết đến nhiều nhất trong vai trò của chiến binh. Nhưng những gì làm cho một samurai khác với các chiến binh khác trên thế giới?
 
Có 4 yếu tố để làm nên một samurai
 
Samurai là một chiến binh được đào tạo và có kĩ năng chiến đấu tốt.
 
Samurai phục vụ daimyo (lãnh chúa) hay chủ tướng, với lòng trung thành tuyệt đối, thậm chí cho đến chết. Trong tiếng nhật samurai từ có nghĩa là, "những người phục vụ."
 
Samurai là tầng lớp ưu tú, được coi là ở đẳng cấp cao hơn công dân thường và binh lính thông thường.
 
Cuộc sống của samurai tuân theo tinh thần Bushido (võ sĩ đạo), một hệ thống luân lý đề cao sự danh dự.
 
 
Khổ luyện vì cuộc sống và chiến tranh
 
Qúa trình đào tạo một chiến binh samurai phụ thuộc vào sự giàu có của gia đình anh ta. Trong gia đình có đẳng cấp thấp, người con trai học tập tại các ngôi trường trong làng, và họ được đào tạo để trở thành một samurai từ cha, anh trai, hoặc chú bác. Đào tạo võ thuật được coi là rất quan trọng, và thường bắt đầu khi đứa trẻ lên năm. Con trai của gia đình giàu có hơn thì được gửi đến học viện đặc biệt, để thu nhận kiến thức văn học, nghệ thuật, và kĩ năng chiến đấu.
 
Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh samurai là một bậc thầy sử dụng thanh kiếm katana với các kỹ năng chết người. Tuy nhiên, samurai khi xuất hiện trong vài thế kỷ đầu tiên, còn được gọi là chiến binh cưỡi ngựa bắn cung. Bắn cung trong khi cưỡi ngựa là kĩ năng phức tạp, và làm chủ nó đòi hỏi nhiều năm luyện tập trên cả mục tiêu cố định cũng như mục tiêu di động. Trong một thời gian, chó được sử dụng như là mục tiêu chuyển động để luyện tập, cho đến khi các shogun bãi bỏ phương pháp luyện tập tàn bạo này.
 
 
Các samurai còn phải luyện tập kiếm thuật không ngừng nghỉ. Có một câu chuyện kể về một vị sư phụ đã tấn công các học trò với một thanh kiếm bằng gỗ vào những thời điểm ngẫu nhiên trong suốt cả ngày và đêm, cho đến khi các sinh viên học được cách không bao giờ đánh mất cảnh giác.
 
Ngoài kỹ năng chiến binh, samurai cũng được đào tạo trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như văn học và lịch sử. Trong thời Tokugawa, thời kì hòa bình, vì vậy các kiến thức học tập đặc biệt hữu ích. Tuy nhiên, một số sư phụ đào tạo samurai cảnh báo học trò của họ không nên tập trung quá nhiều vào văn chương và nghệ thuật, vì sợ tâm trí của họ sẽ trở nên yếu kém.
 
 
Áo giáp
 
Các Samurai nổi bật với áo giáp và mũ giáp đặc trưng. Trong thời kì đầu samurai sử dụng áo giáp dạng phẳng, nhưng sau là giáp tấm. Giáp tấm (lamellar) là loại giáp được làm bằng cách kết các miếng kim loại thành các đĩa nhỏ rồi phủ sơn mài lên để chống thấm nước. Cuối cùng những tấm nhỏ này được kết lại bằng dây da thuộc, tấm này hơi chồng lên tấm kia. Ban đầu có hai loại giáp dạng này:
 
• Yoroi: áo giáp trang bị cho các kị binh samurai, rất nặng với mũ sắt và bảo vệ vai.
 
• Do-Maru trang bị cho lính bộ binh nên có trọng lượng nhẹ hơn.
 
Về sau, khi giao chiến chủ yếu là giáp lá cà thì giáp do-maru được samurai sử dụng nhiều hơn. Các nhà sản xuất vũ khí đã cải tiến bộ giáp do-maru gồm có mũ giáp, bảo vệ vai và ống chân.
 
Mũ giáp hay Kabuto trong tiếng nhật, được làm bằng cách gắn các tấm kim loại với nhau. Kabuto được thiết kế rất cầu kì, các mối ghép được tán đinh theo hình rặng núi. Các samurai đẳng cấp cao còn gắn cả biểu tượng gia tộc và các vật trang trí cầu kì khác lên mũ giáp của họ. Một số kabuto còn bao gồm mặt nạ kim loại mang gương mặt ma quỷ, với râu ria làm từ lông bờm ngựa. Trong thời bình, kabuto phát triển rất phức tạp, và ngày nay được coi là tác phẩm nghệ thuật ở Nhật Bản.
 
 
Vũ khí
 
Thứ vũ khí nổi tiếng nhất của samurai là katana. Samurai luôn sử dụng tanaka cùng với một thanh kiếm ngắn hơn được gọi là wakizashi tạo thành bộ kiếm daisho.
 
Những thợ rèn tạo ra katana được coi là những thợ làm kiếm giỏi nhất trong lịch sử. Một trong những vấn đề lớn nhất trong việc làm ra một thanh kiếm chính là giữ cho kiếm phải thật sắc.Các thợ rèn Nhật Bản đã giải quyết được vấn đề này bằng cách đúc kiếm nhiều lớp bằng được cách pha trộn thép mềm với thép cứng để làm lưỡi kiếm, vẫn sắc bén mà lại ít bị mẻ. Thanh kiếm sắc đến nỗi có thể cắt đôi một người thành 2 nửa chỉ với một nhát kiếm.
 
 
Bên cạnh Kiếm và cung nỏ, Samurai còn sử dụng vũ khí tên là naginata, một thanh mác dài gồm lưỡi dao dài 0.6 đến 1.2 mét gắn trên trục gỗ dài 1.2 đến 1.5 mét. Chính vì vậy mà naginata là vũ khí phòng ngự vô cùng hiệu qủa của người Nhật.
 
Vào thế khỉ 16, khi các thương nhân châu Âu đến Nhật Bản lần đầu tiên, người Nhật đã trả một khoản tiền lớn để mua súng, nhanh chóng nắm vững các kỹ thuật rèn cần thiết để sản xuất hàng loạt các loại vũ khí. Từ đó sung đã gây ra ảnh hưởng lớn đến chiến tranh trên đất nước Nhật Bản, các lãnh chúa có thể củng cố quân đội bằng cách trang bị cho binh lính chưa được đào tạo những khẩu súng giá rẻ. Một số Samurai phải trang bị giáp dày hơn kín hơn như okegawa-do, để chống lại đạn pháo.
 
 
Bushido: biểu tượng danh giá của samurai
 
Các Samurai không phải là các chiến binh đánh thuê mà là thuộc hạ của các lãnh chúa, tuân theo giá trị luân lý được gọi là tư tưởng võ sĩ đạo (Bushido).
 
Bushido gồm một số các quy tắc không chính thức mà các chiến binh samurai phải tuân theo. Tinh thần Bushido đã thay đổi rất nhiều trong suốt chiều dài lịch sử của Nhật bản và chỉ được viết ra cho đến tận thể kỉ 17 trong khi các samurai đã xuất hiện trước đó hàng thế kỉ.
 
Đức tính đầu tiên của một samurai là phải trung thành với lãnh chúa của mình. Ở Nhật bản thời phong kiến lãnh chúa nhận sự cúng nạp từ các chư hầu của mình, đổi lai họ nhận được bảo vệ kinh tế và quân sự từ các lãnh chúa. Nếu một lãnh chúa nhận được lòng trung thành tuyệt đối từ các chư hầu của mình, toàn bộ hệ thống phong kiến sẽ sụp đổ. Vì vậy, trung thành lại mang đến sự cực đoan. Các hiến binh chiến đấu tới chết để bảo vệ chủ nhân của mình, thậm chí là tự tử nếu họ cảm hổ thẹn với chủ nhân.
 
 
Samurai cũng có nhiệm vụ báo thù. Họ sẽ tìm người để báo thù nếu danh dự của chủ nhân bị tổn hại hoặc chủ nhân của họ bị sát hại. Câu chuyện “47 người võ sĩ” là tiêu biểu cho lòng trung thành, sự hy sinh, chí kiên định và danh dự mà tất cả võ sĩ luôn thể hiện vào thời bấy giờ. Câu chuyện kể về một nhóm võ sĩ thời kỳ đầu thế kỷ 18 đã mất chủ tướng sau khi vị chủ tướng đó bị ép buộc phải thực hiện seppuku (mổ bụng tự sát) vì bị buộc tội đã tấn công lãnh chúa khác. Để trả thù, họ đã giết viên quan tòa đó sau 2 năm kiên trì xây dựng kế hoạch và chờ đợi thời cơ. Các võ sĩ sau đó bị bắt và buộc phải thực hiện Seppuku bởi vì họ đã giết người và tấn công bí mật, điều bị coi là đê tiện.
 
Samurai và Thiền Tông
 
Các tôn giáo bản địa của Nhật Bản là Thần đạo, cho đến khi bị Phật giáo thay thế trong thế kỷ thứ 5 sau công nguyên. Các samurai tin theo một phái Phật Giáo gọi là Thiền tông. Thiền là tập trung tư tưởng vào một sự việc hoặc một ý tưởng duy nhất. Những người theo Thiền tông cho là họ có thể tìm ra chân lý và sự hiểu biết thông qua tĩnh tâm và chế ngự bản thân. Các samurai thì cho là Thiền sẽ giúp họ hành động dứt khoát, đặc biệt là trong chiến đấu, và phát triển thư thái nội tâm.
 
 
Seppuku (mổ bụng tự sát)
 
Danh dự là thứ quý giá nhất của một samurai. Họ sẽ tử sát nếu thất bại hoặc vi phạm tinh thần Bushido. Tự sát đã trở thành một nghi thức được gọi là seppuku trong tiếng nhật hay thô tục hơn là hara-kiri. Seppuku là cách một samurai khôi phục lại danh dự đối với chủ nhân và gia đình, và thực hiện nghĩa vụ trung thành khi samurai đó thất bại.
 
Seppuku được thực hiện như một nghi thức. Samurai khi được ban cho hình phạt Seppuku (Harakiri) được tắm rửa thật sạch sẽ, mặc một áo dài màu trắng. Dụng cụ thực hiện nghi thức được đặt trên một cái đĩa của ông gồm một thanh kiếm ngắn wakizashi hoặc một con dao tanto được bọc giấy. Samurai sau đó lấy con dao và cắt mở dạ dày của mình, từ trái sang phải. Một người samurai khác đứng sau sẽ thực hiện daki-kubi, đó là một nhát chém gần như đứt hẳn đầu của người Samurai (Vẫn còn 1 dải thịt mỏng gắn đầu với thân thể) sau khi người samurai đã tự mổ bụng.
 
Về sau, seppuku càng trở nên nghi thức hơn, trong một số trường hợp bằng cách sử dụng quạt giấy thay vì dao. Thông thường, Kaishaku-nin (samurai thứ hai), sẽ thực hiện nhát chém hoàn hảo theo đúng nghi thức sẽ được thực hiện ngay sau khi thanh dao vừa ngập vào ổ bụng của người Samurai. Trong thời hiện đại, nghi thức seppuku lại nổi lên ở Nhật Bản, như 1 cách để để khôi phục lại danh dự khi đối mặt với thất bại và được sử dụng như một phương tiện thể hiện phản đối.
 
 
Lịch sử của samurai
 
Cho đến nay các nhà sử học vẫn chưa xác định được ai là samurai đầu tiên. Một số đề xuất rằng samurai xuất phát là các chiến binh bình thường. Trong thế kỉ thứ 5, 6, 7 sau công nguyên, đã xảy ra liên tiếp các cuộc chiến tranh giành ngai vàng giữa ác hoàng tử và gia tộc khi Thiên Hoàng qua đời. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc giao tranh là chống lại người bản địa trên các hòn đảo của nhật bản mà đế chế Nhật Bản gọi là emishi.
 
Một số vị hoàng đế Nhật Bản thấy rằng emishi là các chiến binh giỏi nên sau đó đã tuyển mộ họ để chiến đấu chống lại các gia tộc khác và các phe phái tôn giáo nổi loạn. Những chiến thuật quân sự và truyền thống của emishi đã được các binh lính Nhật bản kết hợp lại và sau đó được các samurai sử dụng.
 
 
Địa vị của samurai xuất phát từ sự gia tăng các gia tộc quyền lực sống xa thủ đô, nắm giữ lãnh địa rộng lớn và lưu truyền từ thế hệ này snag thế hệ khác trong hàng trăm năm. Những thành viên trong gia tộc của các vị tướng này sẽ mang địa vị quý tộc.
 
Những samurai đầu tiên là sự hòa quyện của truyền thống quân sự của những võ phu thất học với địa vị ưu tú và hình mẫu các chiến binh kyuba no michi. Theo một số ghi chép, từ “samurai” đầu tiên xuất hiện trong thế kỷ 12. Trong thời gian dài, các samurai là lực lượng quân sự chính để chống lại emishi và gia tộc khác.
Trong những năm 1100, hai gia tộc mạnh mẽ phục vụ Nhật Hoàng: gia tộc Taira và gia tộc Minamoto. Hai gia tộc đã trở thành đối thủ của nhau, và năm 1192, Minamoto Yoritomo dẫn đầu gia tộc của mình chiến thắng gia tộc Taira. Nhật Hoàng phong cho Minamoto Yoritomo chức Shogun - Chinh di đại tướng quân-người đứng đầu của quân đội. Tuy nhiên, Yoritomo lợi dụng vị thế này để thiết lập sự cai trị, và thiết lập một chế độ độc tài quân sự được gọi là bakufu hay Mạc phủ. Từ đây, thay vì làm trướng dưới quyền của các lãnh chúa đất, Samurai trở thành những người cai trị của Nhật Bản dưới triều đại shogun. Sau khi Yoritomo qua đời, vợ ông Masa-ko và dòng họ Hojo của bà nắm giữ việc tổ chức Mạc phủ, duy trì kiểm soát đối với Nhật Bản trong vòng hơn 100 năm.
 
 
Năm 1338, gia tộc Ashikaga giành được quyền lực từ dòng họ Hojo. Chế độ Shogun của Nhà Ashikaga không hùng mất hầu hết quyền kiểm soát đất nước, gây ra tư tưởng bè phái, giao chiến liên lục giữa các gia tộc. Trong thời gian này, các lãnh chúa (daimyo) đã xây dựng thành quách vững chắc để phòng thủ trước các cuộc tấn công.
 
Thời kỳ chiến tranh này gọi là nội chiến Sengoku, kéo dài cho đến khi Tokugawa Ieyaso nắm quyền kiểm soát Nhật Bản năm 1603. Tokugawa thi hành một chính sách nghiêm ngặt, cô lập và giữ quyền kiểm soát của các lãnh chúa (daimyo) bằng cách buộc gia đình của họ sống ở thủ đô, trong khi các lãnh chúa đang sống trên lãnh địa của họ. Tokugawa yêu cầu mỗi lãnh chúa qua lại thủ đô ít nhất một lần mỗi năm. Chính sách này đảm bảo sự kiểm soát các lãnh chúa bởi vì họ phải để vợ và con làm con tin ở Edo và chi phí các chuyến đi qua lại giữa hai nơi làm suy yếu quyền lực kinh tế của các lãnh chúa).
 
Tokugawa cũng ban hành lệnh cấm mang kiếm trừ samurai. Tất cả thanh kiếm không thuộc sở hữu của samurai bị tịch thu và nấu chảy để làm tượng. Điều này chứng tỏ samurai là một tầng lớp rất khác biệt, ở đẳng cấp cao hơn người dân bình thường.Trong suốt thời kì hòa bình Tokugawa cai trị, samurai hiếm khi tham gia chiến đấu. thời gian này các samurai đảm trách vai trò khác, hộ tống lãnh chúa của họ qua lại thủ đô, làm việc như các quan chức ở Mạc phủ, và thu thập cống nạp từ các lãnh chúa phong kiến.
 
 
Kết thúc thời đại samurai
 
Tokugawa và con cháu của ông đã cai trị Nhật Bản hòa bình trong hai thế kỷ rưỡi. Vai trò của các samurai đã giảm dần trong giai đoạn này, nhưng hai yếu tố dẫn đến kết thúc của samurai: sự đô thị hóa ở Nhật Bản, và kết thúc của chủ nghĩa cô lập bế quan tỏa cảng.
 
Khi mà càng nhiều người Nhật Bản di chuyển đến các thành phố, càng có ít nông dân sản xuất lúa để đáp ứng nhu cầu của số dân ngày càng tăng. Cuộc sống xa hoa trụy lạc của các Shogun và lãnh chúa làm yếu đi nền kinh tế Nhật bản. Nhiều người Nhật, bao gồm cả samurai lớp thấp hơn, ngày càng bất mãn với Mạc phủ vì kinh tế ngày càng kém đi.
 
 
Sau đó, vào năm 1853, một số con tàu Hoa Kì cập bến vịnh Edo. Trưởng đoàn đã trao một bức thông điệp từ Tổng thống Millard Fillmore đến Thiên hoàng (tồn tại như bù nhìn, mặc dù các shogun cai trị đất nước).Tổng thống Fillmore bày tỏ mong muốn mở rộng quan hệ thương mại với Nhật Bản, các ​​thủy thủ Hoa Kỳ được người Nhật đối xử tốt, và muốn mở Nhật Bản như là một cổng tiếp tế cho các tàu của Hoa Kì. Perry giao bức thông điệp, nói với Nhật Bản, ông sẽ trở lại sau một vài tháng rồi rời đi.
 
Sau sự kiện đó xảy ra một sự chia rẽ lớn ở Nhật Bản. Một số muốn từ chối lời đề nghị của Mỹ, duy trì chủ nghĩa biệt lập, duy trì truyền thống họ. Những người khác, tuy nhiên, nhận ra rằng Nhật Bản không bao giờ có thể vươn tới các công nghệ của người phương Tây. Họ đề nghị mở cửa Nhật Bản để tìm hiểu mọi thứ từ nước Mỹ, kết thúc chủ nghĩa biệt lập và trở thành một cường quốc thế giới. Cuối cùng, Mạc phủ đã quyết định mở của Nhật Bản bất chấp việc Nhật Hoàng từ chối không đồng ý với hiệp ước. Một vài nhóm samurai nổi loạn, muốn một Nhật Bản truyền thống, hỗ trợ Nhật Hoàng và bắt đầu một cuộc nội chiến chống lại Mạc phủ. Không ngờ họ đã thành công, lật đổ các shogun, kết thúc thời kỳ Tokugawa và khôi phục lại quyền lực của NHật hoàng. Hạ tầng lớp samurai mất vị trí lãnh đạo, kiểm soát chính phủ từ phía sau vị hoàng đế mới, một cậu bé người được gọi là Thiên Hoàng Minh Trị. Sự kiện này được gọi là Duy Tân Minh Trị.
 
Sức mạnh của các lãnh chúa đã bị lấy đi khi chính phủ tịch thu đất đai của họ. Không còn ai trả lương cho các samurai, chính phủ đã quyết định trả tiền cho họ với trái phiếu dựa theo đẳng cấp. điều này ảnh hưởng đến cả samurai đẳng cấp cao và thấp tuy có khác nhau nhưng đều theo cùng một hướng -mỗi tầng lớp hoặc sử dụng trái phiếu để đầu tư vào đất hoặc kinh doanh, hoặc nhận ra họ không có đủ thu nhập để tự nuôi mình, đã quay trở lại làm nông dân hoặc công nhân ở các thành phố. Từ đó, các samurai không còn có vị thế nào nữa ở Nhật Bản.
 
 
Cuối cùng, vào năm 1876, Thiên Hoàng cấm samurai mang kiếm, dẫn đến việc kết thúc thời kì samurai. Mặc dù có một số cuộc nổi loạn của các samurai ở một số tỉnh, nhưng các samurai cuối cùng cũng đảm nhiệm vai trò mới trong xã hội Nhật Bản, khi mà Nhật bản chuyển sang thời đại công nghiệp.
 
Mặc dù các samurai không còn tồn tại, nhưng tinh thần của họ về danh dự và kỷ luật vẫn phổ biến trong xã hội Nhật hiện đại. Từ các phi công cảm tử của Nhật Bản trong Thế chiến II, võ sĩ và thậm chí cả doanh nhân hiện đại luôn coi Bushido như một kim chỉ nam trong cuộc sống, hình ảnh samurai tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ đến nước Nhật ngày nay.
 
Theo: Howstuffworks

 
Liên kết: Đào tạo seo - Hướng dẫn seo, Công ty FaceSEO tại HCM chuyên đào tạo & dịch vụ SEO.